Khám phá Top 5 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách bảo vệ nhà vệ sinh khỏi ẩm mốc, hư hỏng và duy trì không gian sạch sẽ, an toàn.
1. Vì sao nhà vệ sinh bị thấm nước?
Nhà vệ sinh là khu vực dễ bị thấm nước do tiếp xúc liên tục với nước và độ ẩm cao. Những nguyên nhân chính gây thấm nước thường gặp bao gồm:
- Không thực hiện công tác chống thấm khi hoàn thiện: Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước nên có khả năng cao xảy ra thấm, vì thế công tác chống thấm nhà vệ sinh là rất cần thiết.
- Hệ thống thoát nước không hiệu quả: Nước đọng lại trên sàn không thoát ra được, thấm vào các khe hở gây thấm dột.
- Rò rỉ hệ thống ống nước: Ống nước kém chất lượng hoặc bị hỏng hóc, rò rỉ nước ra ngoài.
- Tường và trần bị ngấm nước: Tường hoặc trần nhà vệ sinh nối đến sân thượng hoặc nơi tiếp xúc với mưa bão không được sửa chữa kịp thời.
- Thiết bị vệ sinh lắp đặt không đúng cách: Khe hở tại các vị trí lắp đặt vòi nước, bồn toilet gây thấm nước.
- Gạch lát sàn bị bong tróc: Sàn gạch bị hỏng hóc, tạo khe hở cho nước thấm vào.
2. Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ra vấn đề gì?
Nhà vệ sinh thấm nước không chỉ gây ẩm mốc, mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt gia đình bạn. Các vấn đề thường gặp bao gồm:
- Nấm mốc trên tường và trần nhà: Xuất hiện các vết đen, xanh rêu loang lổ.
- Nền gạch nứt vỡ: Gạch lát sàn bị hỏng hóc, tạo khe hở đọng nước.
- Mùi hôi khó chịu: Mùi hôi từ việc thấm nước hoặc lắp đặt không đúng cách.
- Thiết bị vệ sinh rỉ nước: Thiết bị vệ sinh bị rỉ nước liên tục, gây hư hỏng.
3. Các hạng mục cần kiểm tra kỹ trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh
Trước khi tiến hành chống thấm, cần kiểm tra kỹ các hạng mục sau:
- Cống thoát nước sàn nhà vệ sinh: Đảm bảo cống thoát nước hoạt động hiệu quả.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Kiểm tra tình trạng lát sàn, độ dốc của sàn để nước chảy về phía cống thoát.
- Hệ thống đường ống nước: Kiểm tra xem đường ống có bị nứt vỡ, rò rỉ không.
- Kết cấu tường và trần nhà vệ sinh: Kiểm tra có vết nứt trên tường, trần không, cần trám lại nếu có.
4. Top 5 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay
Chống thấm nhà vệ sinh là một công việc quan trọng nhằm bảo vệ cấu trúc ngôi nhà và đảm bảo môi trường sống lành mạnh. Dưới đây là 5 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng:
4.1. Sử dụng hợp chất chống thấm 2 thành phần gốc Xi Măng – Polymer
Hợp chất chống thấm gốc Xi Măng – Polymer đặc biệt phù hợp chống thấm cho những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước với nhiều ưu điểm như:
- Không bị lão hóa khi thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước
- An toàn với nguồn nước như: nước sinh hoạt, bể nước ăn, bể bơi,…
- Khả năng đàn hồi nhẹ, đảm bảo khả năng chống thấm nếu bề mặt xẩy ra vết nứt nhỏ
- Không thấm nước. Bền vững, lâu dài khi sử dụng ngoài trời và tiếp xúc thường xuyên với nước
4.2. Sử dụng phụ gia chống thấm cho vữa và hồ dầu xi măng
Sản phẩm phụ gia chống thấm cho vữa và hồ dầu xi măng như: SikaLatex, SikaLatex TH, Sikalite,… Là phụ gia được trộn với xi măng hoặc vữa xi măng-cát nhằm gia tăng tính kết dính và khả năng chống thấm với nhiều ưu điểm như:
- Độ kết dính cao
- Giảm thiểu co ngót
- Cải thiện tính đàn hồi
- Chống thấm tốt
- Tăng tính kháng mài mòn hóa học
- Không độc. Thích hợp cho các lớp vữa trát tiếp xúc với nước uống
- Lớp vữa trát sàn có cường độ cao
- Để chế tạo vữa trám và dặm vá ở những nơi cần lớp hoàn thiện mỏng
- Tăng độ dẻo dai, hạn chế việc hình thành các vết nứt
- Chất kết dính cho lớp vữa trát, cho các lớp phủ sàn kháng mài mòn trong các nhà máy và hệ thống nước thải
4.3. Sử dụng keo kết dính và trám vá
Keo kết dính và trám vá là phương pháp đơn giản, hiệu quả. Được xử lý chống thấm cục bộ tại những vị trí đã xác nhận bị thấm như: khe gạch ốp lát, cổ ống thoát sàn, vết nứt sàn,…
4.4. Sử dụng băng trương nở kết hợp vữa tự chảy để chống thấm cổ ống
Cổ ống thoát sàn là vị trí thường xuyên xảy ra thấm. Vì thế công tác chống thấm cổ ống ngay từ những bước hoàn thiện ban đầu là hết sức cần thiết
Sử dụng băng trương nở kết hợp vữa tự chảy sẽ xử lý triệt để vấn đề thấm qua cổ ống:
- Băng trương nở: được sử dụng cuốn vào cổ ống, khi tiếp xúc với hơi ẩm trong vữa tự chảy sẽ tạo ra áp suất tự trương nở để bịt kín các mối nối giữa vữa tự chảy và cổ ống.
- Vữa tự chảy: với đặc tính không co ngót, khả năng tự chảy, cường độ cao, khả năng chống thấm,… nên rất phù hợp để lấp đầy và kết nối khu vực xung quanh cổ ống.
4.5. Sử dụng hợp chất chống thấm gốc Bitumen
Hợp chất chống thấm gốc Bitumen có thể sử dụng chống thấm nhà vệ sinh một cách hiệu quả với nhiều ưu điểm như:
- Dễ dàng thi công bằng cọ hoặc phun
- Màng chống thấm có tính đàn hồi cao
- Đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt
- Được thiết kế để sử dụng trên các kết cấu cũ và mới
- Không chứa dung môi
- Không mùi và không bị dính tay
5. Lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh
- Kiểm tra vật liệu thi công: Đảm bảo vật liệu phù hợp với tình trạng thấm của nhà vệ sinh.
- Kiểm tra chất lượng vật tư: Vật tư phải đạt tiêu chuẩn và còn hạn sử dụng.
- Yêu cầu thợ có tay nghề cao: Thợ chống thấm cần có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thi công.
- Đảm bảo dụng cụ chuyên dụng: Dụng cụ thi công phải đầy đủ và chất lượng.
Việc chống thấm cho nhà vệ sinh là một phần quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ ngôi nhà của bạn. Bằng cách đầu tư vào các biện pháp chống thấm chính xác và sử dụng vật liệu chất lượng, bạn sẽ mang lại một môi trường an toàn, khô ráo và thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình của mình.